Powaco https://diennuocag.com.vn Công ty cổ phần điện nước An Giang Sat, 07 Dec 2024 01:24:28 +0000 vi hourly 1 Chung tay bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sự sống https://diennuocag.com.vn/tuyen-truyen-bao-ve-nguon-nuoc-bao-ve-su-song https://diennuocag.com.vn/tuyen-truyen-bao-ve-nguon-nuoc-bao-ve-su-song#respond Fri, 06 Dec 2024 08:23:26 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=1029 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN NƯỚC AN GIANG Bảo vệ nguồn nước Bảo vệ sự sống
]]>
https://diennuocag.com.vn/tuyen-truyen-bao-ve-nguon-nuoc-bao-ve-su-song/feed 0
Niềm vui ở nơi Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại https://diennuocag.com.vn/niem-vui-o-noi-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai https://diennuocag.com.vn/niem-vui-o-noi-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai#respond Fri, 06 Dec 2024 01:45:53 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=975 Một niềm tự hào to lớn đã lan tỏa trong đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng, khi tối 4/12 (theo giờ Hà Nội), tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (diễn ra tại Cộng hòa Paraguay), UNESCO ghi danh di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 27/4 (âm lịch), bao gồm nhiều nghi thức tâm linh, diễn xướng nghệ thuật, biểu hiện niềm tin, sự biết ơn Mẹ Đất – Mẹ Xứ sở của cộng đồng dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa ở tỉnh An Giang. Lễ hội tôn vinh Nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương, đồng thời là môi trường giáo dục truyền thống đạo đức “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở công lao dựng nước, giữ nước của cha ông; đề cao vai trò của người phụ nữ, thể hiện sự giao thoa trong sáng tạo, thực hành văn hóa và sự hòa hợp của các dân tộc cùng chung đức tin trong cùng một phạm vi lãnh thổ.

Những năm qua, Công ty TNHH Sự kiện và Dịch vụ Du lịch Sắc Việt (TP. Châu Đốc) thường xuyên tổ chức hoạt động, sự kiện vào dịp vía Bà. Đặc biệt, chương trình biểu diễn nghệ thuật “Mùa hẹn tháng 4” được thực hiện thường xuyên, liên tục, gồm: Hát múa bóng rỗi dâng Bà, biểu diễn tuồng, hát bội, tặng chữ thư pháp, chương trình nghệ thuật mang màu sắc văn hóa địa phương. Tất cả đều hướng đến nội dung tạ ơn Mẹ Xứ Sở, danh nhân, danh thần; ca ngợi, thể hiện niềm tự hào của người con vùng đất Châu Đốc nói riêng, Việt Nam nói chung…

Chương trình được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, ca sĩ, nghệ sĩ, ê-kíp chương trình trong và ngoài tỉnh mong muốn được cống hiến, đóng góp một chút công sức của mình vào lễ hội, hoàn toàn không nhận cát-xê. Ai cũng tâm niệm được đóng góp cho Bà là điều vinh dự và may mắn cho bản thân! Những hoạt động, sự kiện của Sắc Việt nói riêng, các đơn vị nghệ thuật nói chung thường được chuẩn bị thật chỉn chu, ý nghĩa, mang đậm dấu ăn văn hóa bản địa, nhằm dâng lên Bà những điều thành kính nhất; mang đến món ăn tinh thần cho bà con, du khách gần xa khi đến với Châu Đốc trong mùa lễ hội.

Anh Nguyễn Duy Tân (Giám đốc Công ty Sắc Việt, hội viên Phân hội Sân khấu An Giang) chia sẻ: “Là người con của vùng đất Châu Đốc, tôi cảm thấy rất tự hào khi hay tin Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước đó, tôi may mắn, vinh dự khi được đồng hành cùng đoàn khảo sát, nghiên cứu, đơn vị lập hồ sơ (Trường Đại học Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh) thực hiện công tác điều tra, phỏng vấn thực tế, đóng góp một phần rất nhỏ trong hành trình lớn. Tôi mong muốn được đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của quê hương, đặc biệt là các hoạt động của Lễ hội vía Bà, để giá trị di sản của lễ hội luôn được gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ kế thừa, trường tồn và phát triển cùng đất nước”.

Đến miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam vào đúng ngày UNESCO ghi danh di sản, bà Nguyễn Thị Mây (ngụ tỉnh Vĩnh Long) chia sẻ: “Hầu như năm nào gia đình tôi cũng đều về tham dự vía Bà. Trước là trả lễ những gì đã đạt được trong năm, sau là muốn giữ thông lệ về cúng viếng Bà. Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, không thể đi vía Bà được, chúng tôi rất buồn, khấn nguyện từ xa. Chúng tôi chỉ kinh doanh mua bán, chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc ghi danh Di sản phi vật thể đại diện nhân loại, nhưng phần nào cảm thấy tự hào vì miền Tây được điểm đến rất nổi tiếng như thế”.

Trải qua nhiều năm chứng kiến sự thay đổi của khu vực tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, ông Trần Văn Đạt (ngụ phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên) bày tỏ: “Điều dễ nhận thấy nhất là cảnh chèo kéo khách, lừa gạt mua chim phóng sinh, nhang đèn, tội phạm móc túi, tệ nạn xã hội… đã giảm đáng kể, gần như không còn nữa. Du khách đã yên tâm hơn hẳn khi đến miếu Bà, vui vẻ lui tới các điểm du lịch, tâm linh khác trong khu du lịch núi Sam. Tuy nhiên, để xứng tầm Di sản phi vật thể đại diện nhân loại, tôi nghĩ chính quyền địa phương, ngành chức năng cần chú trọng xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp, thông thoáng hơn nữa, đáp ứng lưu lượng khách thập phương đến tham quan, chiêm bái trong cao điểm lễ hội. Chương trình lễ hội vừa giữ gìn bản sắc truyền thống, vừa đan xen với hiện đại, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân đến tham quan, thưởng thức”.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam luôn là “điểm hẹn phải đến” của đông đảo người làm báo trong và ngoài tỉnh, nhiếp ảnh gia chuyên lẫn không chuyên từ mọi miền đất nước tụ hội về. Hòa cùng dòng người đông đúc, chúng tôi cảm nhận sâu sắc sợi dây gắn kết chặt chẽ tất cả lại với nhau. Đó là tín ngưỡng cao nhất của người dân đến “vị nữ thần” tượng trưng cho quê hương, đất nước; là niềm tin mãnh liệt vào sức sống trường tồn của vùng đất tâm linh, vào sức mạnh của dân tộc. Dòng người hồ hởi đi từ chân núi lên đỉnh núi Sam từ trưa, đến chiều tối cờ trống rợp trời phục hiện quang cảnh rước tượng Bà xuống chân núi. Đường xa hóa gần, nỗi mệt mỏi hóa thành niềm vui trong tâm khảm. Mỗi bước chân là một nhịp vui, nụ cười luôn nở trên môi, lấn át giọt mồ hôi, giọt mưa rả rích đặc trưng mùa vía Bà.

Việc UNESCO ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc cùng tổ chức, quản lý và gìn giữ di sản chung, gắn kết cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Từ đó, nâng cao sự tôn trọng văn hóa trong việc thể hiện niềm khát vọng chung về cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, nhân khang, vật thịnh. Chắc chắn rằng, mùa vía Bà vài tháng sắp tới sẽ thật sự là điểm nhấn đầy tự hào, quy tụ đông đảo người dân mọi miền Tổ quốc tìm về trải nghiệm.

Gia Khánh

(Nguồn báo An Giang)

]]>
https://diennuocag.com.vn/niem-vui-o-noi-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-nhan-loai/feed 0
Thông báo về việc triển khai thu hộ hóa đơn tiền điện, tiền nước tại các Bưu cục Bưu điện Văn hóa xã – Bưu điện tỉnh An Giang https://diennuocag.com.vn/thong-bao-ve-viec-trien-khai-thu-ho-hoa-don-tien-dien-tien-nuoc-tai-cac-buu-cuc-buu-dien-van-hoa-xa-buu-dien-tinh-an-giang https://diennuocag.com.vn/thong-bao-ve-viec-trien-khai-thu-ho-hoa-don-tien-dien-tien-nuoc-tai-cac-buu-cuc-buu-dien-van-hoa-xa-buu-dien-tinh-an-giang#respond Wed, 04 Dec 2024 01:29:29 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=945 Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng nâng cao và tiện lợi cho khách hàng, nay Công ty Cổ phần Điện Nước An Giang xin thông báo triển khai thêm một đơn vị thu hộ thông qua Bưu điện tỉnh An Giang.

]]>
https://diennuocag.com.vn/thong-bao-ve-viec-trien-khai-thu-ho-hoa-don-tien-dien-tien-nuoc-tai-cac-buu-cuc-buu-dien-van-hoa-xa-buu-dien-tinh-an-giang/feed 0
Tịnh Biên: Tăng cường hướng dẫn an toàn sử dụng điện và phòng, chống cháy nổ https://diennuocag.com.vn/tinh-bien-tang-cuong-huong-dan-an-toan-su-dung-dien-va-phong-chong-chay-no https://diennuocag.com.vn/tinh-bien-tang-cuong-huong-dan-an-toan-su-dung-dien-va-phong-chong-chay-no#respond Tue, 03 Dec 2024 07:08:18 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=915 (TUAG)- Ngày 20/8, Xí nghiệp Điện nước Tịnh Biên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về an toàn sử dụng điện và phòng chống cháy nổ tại các khóm, ấp trên địa bàn thị xã Tịnh Biên.

Quang cảnh buổi tuyên truyền

Bà con nhân dân đến dự nghe tuyên truyền về an toàn sử dụng điện

Theo đó, các cán bộ Xí nghiệp Điện nước Tịnh Biên đã tổ chức dán tờ bướm tại các khu vực văn phòng khóm, ấp nơi tuyên truyền, phân phát trên 300 tờ bướm hướng dẫn an toàn đến người dân trên địa bàn.

Xí nghiệp Điện nước Tịnh Biên phổ biến các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng điện cho người dân nắm kiến thức

Đồng thời, tổ chức buổi tuyên truyền các nội dung như: Hướng dẫn sử dụng điện an toàn; phổ biến các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng điện gây mất an toàn đến tính mạng, tài sản người dân; Hướng dẫn cấp cứu người bị điện giật; Trình chiếu các video clip và hướng dẫn an toàn lưới điện cao áp; phổ biến những hình ảnh thật ở địa phương về mất an toàn điện, những tai nạn đáng tiếc, qua đó cảnh tỉnh bà con phải thật cẩn trọng, chú trọng an toàn khi sử dụng điện.

Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành nguồn năng lượng thiết yếu chi phối toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân, góp phần đảm bảo an ninh – quốc phòng. Chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội là vậy nhưng điện cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. Thông qua hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân về an toàn sử dụng điện và phòng chống cháy nổ, góp phần nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm của người dân trong sử dụng điện tiết kiệm, an toàn, phòng tránh những trường hợp tai nạn điện đáng tiếc trong đời sống người dân./.

Nguyễn Hảo

(Nguồn tuyengiaoangiang.vn)

]]>
https://diennuocag.com.vn/tinh-bien-tang-cuong-huong-dan-an-toan-su-dung-dien-va-phong-chong-chay-no/feed 0
Xí nghiệp điện nước huyện Phú Tân phối hợp với địa phương tổ chức tuyên truyền về an toàn khi sử dụng điện https://diennuocag.com.vn/tuyen-truyen-an-toan-dien https://diennuocag.com.vn/tuyen-truyen-an-toan-dien#respond Tue, 03 Dec 2024 07:01:07 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=911 Sáng ngày 13/9/2024 tại Hội trường Uỷ ban nhân dân xã Phú Xuân. Xí nghiệp điện nước huyện Phú Tân phối hợp với địa phương tổ chức tuyên truyền về an toàn khi sử dụng điện.

Tại buổi tuyên truyền có 40 người dân đến dự. Thông qua buổi tuyên truyền giúp cho các hộ dân biết được nguyên nhân xảy ra cháy khi sử dụng thiết bị điện, cách đề phòng sự cố điện, quy trình sử lý cháy và được hướng các biện pháp cấp cứu người bị điện giật.

Qua buổi tuyên truyền kêu gọi mọi người dân “Hãy sử dụng điện an toàn vì tính mạng, tài sản và hạnh phúc gia đình”./.

Phạm Nhã

(Nguồn phuxuan.phutan.angiang.gov.vn)

]]>
https://diennuocag.com.vn/tuyen-truyen-an-toan-dien/feed 0
Xí nghiệp điện nước Tri Tôn tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn và tuyên truyền bảo vệ an ninh nguồn nước 2024 https://diennuocag.com.vn/xi-nghiep-dien-nuoc-tri-ton-tuyen-truyen-huong-dan-nguoi-dan-su-dung-dien-an-toan-va-tuyen-truyen-bao-ve-an-ninh-nguon-nuoc-2024 https://diennuocag.com.vn/xi-nghiep-dien-nuoc-tri-ton-tuyen-truyen-huong-dan-nguoi-dan-su-dung-dien-an-toan-va-tuyen-truyen-bao-ve-an-ninh-nguon-nuoc-2024#respond Tue, 03 Dec 2024 06:57:27 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=908 Chiều ngày 25/11/2024, Xí nghiệp điện nước Tri Tôn tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn và tuyên truyền bảo vệ an ninh nguồn nước 2024 cho bà con nhân dân trên địa bàn xã Châu Lăng.

Tại buổi tuyên truyền, bà con nhân dân được hướng dẫn các biện pháp phòng chống cháy nổ do chạm chập điện, các kỹ năng phòng tránh tai nạn điện, hướng dẫn các biện pháp phòng chống và bảo vệ an ninh nguồn nước, đồng thời bà con được phát tờ bướm hướng dẫn đảm bảo an toàn điện và xem trình chiếu một số hình ảnh sử dụng điện không an toàn…

Thông qua buổi tuyên truyền bằng hình thức đa dạng và phong phú, bà con nhân dân trên địa bàn xã Châu Lăng nâng cao kiến thức pháp luật về sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. Đồng thời mỗi người dân sẽ là một tuyên truyền viên trong chính gia đình của mình, đồng thời lan tỏa kiến thức, kỹ năng sử dụng điện an toàn và tiết kiệm, giúp hình thành thói quen sử dụng điện tiết kiệm và an toàn trong cộng đồng xã hội.

Ngoài ra, việc nắm được các kiến thức cơ bản trong việc sử dụng điện, từ đó vận dụng vào trong đời sống thực tế để có thói quen sử dụng điện một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả như: thay các thiết bị và dây dẫn không an toàn trong nhà, sử dụng đèn led, tắt các thiết bị điện và rút phích cắm khi không sử dụng, chọn mua sản phẩm tiết kiệm điện…​

(Nguồn chaulang.triton.angiang.gov.vn)

]]>
https://diennuocag.com.vn/xi-nghiep-dien-nuoc-tri-ton-tuyen-truyen-huong-dan-nguoi-dan-su-dung-dien-an-toan-va-tuyen-truyen-bao-ve-an-ninh-nguon-nuoc-2024/feed 0
Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá https://diennuocag.com.vn/ha-noi-van-hanh-thu-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-yen-xa https://diennuocag.com.vn/ha-noi-van-hanh-thu-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-yen-xa#respond Tue, 03 Dec 2024 01:23:31 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=905 (Chinhphu.vn) – Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%.

Thời gian vận hành thử trong vòng 6 tháng. Dự kiến năm 2025, khi dự án hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc, với công suất 270.000 m3/ngày đêm, tỉ lệ xử lý nước thải sẽ đạt 50%, hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Dự án góp phần nâng cao khả năng phát triển bền vững cho Thủ đô

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được xây dựng tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, với diện tích gần 14ha.

Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá- Ảnh 1.

Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%. Ảnh internet

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội, do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ (2013-2025) nhằm cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ.

Bằng việc đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra, dự án góp phần nâng cao khả năng phát triển bền vững cho Thủ đô.

Báo cáo tiến độ 4 gói thầu xây lắp chính của Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội Chu Mạnh Tuấn cho biết, gói thầu số 1 (xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá) do Liên danh JFE-TSK (Nhật Bản) thi công đã hoàn thành. Hiện, chủ đầu tư đang báo cáo thành phố gia hạn thời gian thực hiện của hợp đồng để phục vụ vận hành thử nghiệm nhà máy theo quy định.

Đối với Gói thầu số 2 (xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính) do Công ty TEKKEN (Nhật Bản) thi công, đến nay cũng hoàn thành khoảng 98%; trong đó, cơ bản hoàn thành toàn bộ tuyến ống. Nhà thầu đang hoàn trả mặt bằng và dự kiến hoàn thành toàn bộ gói thầu trong tháng 12/2024.

Riêng Gói thầu số 3 (xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải dọc sông Lừ) có chiều dài hơn 7.660m, do bị chậm tiến độ (mới đạt 10% khối lượng), thành phố đã chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà thầu cũ; đồng thời khẩn trương lựa chọn nhà thầu khác để triển khai thi công.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội đã tiến hành các thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công; đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xin chấp thuận chủ trương điều chỉnh nguồn vốn từ ODA sang ngân sách thành phố để đảm bảo tiến độ.

Về Gói thầu số 4 (xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới), liên danh nhà thầu Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại An Xuân Thịnh và Công ty Cổ phần sông Đà 9 đã được ký phụ lục hợp đồng gia hạn từ tháng 11/2023 và thi công trở lại từ tháng 2/2024. Đến nay, đã hoàn thành khoảng 22% khối lượng công việc. Chủ đầu tư đang tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.

Năm 2024, mặc dù khối lượng công việc cơ bản đã hoàn thành, bảo đảm việc giải ngân hết vốn năm 2024 được giao; song, do nhiều khác biệt giữa quy định hợp đồng FIDIC (hợp đồng do Hiệp hội Các kỹ sư tư vấn quốc tế soạn thảo) và quy định của Việt Nam nên Ban đang nỗ lực phối hợp với nhà thầu, tư vấn để tháo gỡ các vướng mắc và phấn đấu giải ngân hết vốn giao 2024.

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã có văn bản báo cáo HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Cũng theo chủ đầu tư, dự án vẫn còn vướng mắc chưa thống nhất việc áp dụng chi phí quản lý và tiền lãi của nhà thầu dẫn đến nhiều khối lượng hoàn thành nhưng chưa thể thanh toán. Ban đã có văn bản xin ý kiến tháo gỡ từ phía Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và báo cáo UBND TP. Hà Nội.

Để sớm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội đề xuất thực hiện theo quy định về thẩm quyền được quy định tại Luật Thủ đô. Sau khi Luật Thủ độ có hiệu lực (vào ngày 1/1/2025), Ban sẽ tiến hành điều chỉnh dự án trên cơ sở ý kiến thông qua của HĐND tại kỳ họp tháng 12/2024.

Sớm xây dựng dự án cải tạo cảnh quan dọc bờ sông Tô Lịch

Tại buổi kiểm tra thực tế tiến độ triển khai thực hiện Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá cuối tháng 11 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chỉ đạo, trong 3 gói thầu thu gom nước thải, gói thầu số 2 đã cơ bản hoàn thành nhưng khi nhà máy vận hành sẽ chưa thể thu gom triệt để nước thải vào sông, nhất là đoạn thượng lưu do còn 8 cửa xả chưa được thu gom vào hệ thống.

Vì vậy, Sở Xây dựng Hà Nội tham mưu bổ sung thu gom ngay 8 cửa xả vào hệ thống để đấu nối, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Nếu không kịp, phải có phương án bịt hết các cửa, tuyệt đối không để xả thải trực tiếp vào sông Tô Lịch chưa qua xử lý; đồng thời có phương án bổ cập nước sạch để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng lưu ý khi Nhà máy vận hành sẽ phát sinh sơ bộ khoảng 200 tấn bùn thải/ngày nên các đơn vị phải tính đến vị trí đổ bùn thải phục vụ nhà máy này và các nhà máy xử lý khác. “Sở Xây dựng Hà Nội cần sớm đề xuất xây dựng Nhà máy xử lý bùn tại huyện Thường Tín nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý bùn thải; phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 100%,” Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chỉ đạo.

Đáng chú ý trong thời gian vận hành thử nghiệm, Sở Xây dựng Hà Nội sớm tham mưu xây dựng và ban hành đơn giá xử lý nước thải để tổ chức đấu thầu, vận hành nhà máy xử lý nước thải hiệu quả; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất dự án cải tạo cảnh quan dọc bờ sông Tô Lịch, bảo đảm khi sông đã được xử lý môi trường, cảnh quan phải sạch, đẹp.

Về điều chỉnh chủ trương đầu tư, UBND TP. Hà Nội đề nghị tiếp tục trình HĐND thành phố thông qua và hoàn thiện các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, phải bảo đảm phê duyệt sớm, báo cáo Bộ Tài chính để có Hiệp định vay thứ 2. Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cùng các sở, ngành liên quan vừa trình các quy trình vừa làm song song các thủ tục liên quan Hiệp định vay thứ 2 để Bộ Tài chính sớm có ý kiến chỉ đạo.

Cùng với việc đưa vào vận hành chạy thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, Hà Nội đang chỉ đạo, hoàn thiện, phê duyệt Đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét”.

Trên cơ sở thu gom triệt để nước thải xả vào sông Tô Lịch, vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đầu tư cải tạo, nâng cấp cảnh quan dọc 2 bờ sông, dự kiến trong năm 2025, môi trường, cảnh quan sông Tô Lịch sẽ chuyển biến tích cực, phục vụ hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Thủ đô.

Nguồn: thanglong.chinhphu.vn

]]>
https://diennuocag.com.vn/ha-noi-van-hanh-thu-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-yen-xa/feed 0
Việt Nam – Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước https://diennuocag.com.vn/viet-nam-han-quoc-hop-tac-nang-cao-nang-luc-nganh-nuoc https://diennuocag.com.vn/viet-nam-han-quoc-hop-tac-nang-cao-nang-luc-nganh-nuoc#respond Mon, 02 Dec 2024 00:55:41 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=883 Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.

Lãnh đạo VWSA gặp và làm việc với Hội nước Hàn Quốc và doanh nghiệp K-Water.

Lãnh đạo VWSA gặp và làm việc với Hội nước Hàn Quốc và doanh nghiệp K-Water.

Tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA; bà Hạ Thanh Hằng, Phó chủ tịch VWSA; bà Đoàn Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường thuộc VWSA.

Phía Hàn Quốc có sự tham dự của bà Wi Mi Kyung, Giám đốc điều hành Ban Công trình nước thuộc Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc; ông Kim Do Kyoon, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tài nguyên nước Hàn Quốc (K-Water) và đại diện doanh nghiệp ngành Nước của Hàn Quốc là JLSOFT và Kyongdong.

Trong khuôn khổ cuộc họp, phía Hàn Quốc đã tìm hiểu khái quát về tình hình chung và năng lực của ngành Nước Việt Nam thông qua phần trình bày của bà Hạ Thanh Hằng.

Đồng thời, phía Hàn Quốc đã có phần giới thiệu về Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc cùng doanh nghiệp K – Water.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước- Ảnh 1.

Phía Hàn Quốc lắng nghe giới thiệu về VWSA

Tổng Công ty Tài nguyên nước Hàn Quốc (K- Water) là cơ quan chính phủ về phát triển tài nguyên nước toàn diện, cung cấp nước sinh hoạt và nước công nghiệp tại Hàn Quốc.

Lĩnh vực hoạt động chính của K-Water có thể kể đến như: Xây dựng, vận hành và quản lý các công trình phục vụ khai thác, sử dụng toàn diện tài nguyên nước; Xây dựng và quản lý các cơ sở cấp nước đô thị (bao gồm cả các cơ sở cấp nước công nghiệp); Phát triển các khu công nghiệp và khu chức năng đặc biệt; Hoạt động theo hợp đồng của các công trình cấp nước và xử lý nước thải tại địa phương; Xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở năng lượng tái tạo.

Tại buổi họp, ông Nguyễn Ngọc Điệp bày tỏ mong muốn tái ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với phía Hàn Quốc. Trước đây, VWSA đã ký kết MOU với Hội nước Hàn Quốc vào năm 2019. Hiện tại, VWSA muốn tái ký kết MOU với phía Hàn Quốc nhằm mở rộng hợp tác. Ngoài ra, Việt Nam mong muốn nội dung ký kết trọng điểm là thúc đẩy đào tạo nhằm nâng cao năng lực ngành Nước.

Mặt khác, nhận thấy công nghệ thiết bị ngành Nước của Hàn Quốc là tân tiến và phát triển, VWSA bày tỏ sẽ luôn sẵn sàng trở thành “cầu nối” cho Hàn Quốc thực hiện những dự án chuyển giao công nghệ, đồng thời hỗ trợ cho Hàn Quốc kết nối với các doanh nghiệp ngành Nước tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội nước Hàn Quốc trong việc hợp tác với Việt Nam tổ chức các sự kiện ngành Nước của hai quốc gia.

Về phía Hàn Quốc, bà Wi Mi Kyung, bày tỏ niềm vinh dự khi được gặp mặt và làm việc với VWSA. Bà nhận định mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc có triển vọng hợp tác ở nhiều lĩnh vực khác không chỉ đào tạo.

Phía Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam để tổ chức các sự kiện ngành Nước giữa hai quốc gia. Bà Mi Kyung cho biết Hàn Quốc sẵn sàng ký kết MOU về vấn đề đào tạo nâng cao năng lực ngành Nước với Việt Nam. Bà cho rằng sự kiện Tuần lễ ngành Nước tại Hàn Quốc diễn ra vào tháng 3/2025 là thời điểm tốt nhất cho việc ký kết MOU.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước- Ảnh 2.

Hai bên trao đổi nội dung ký kết MOU giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp bày tỏ sự cảm kích khi Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo và tổ chức sự kiện và mong muốn mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển và thuận lợi trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Nước.

An Nhiên

(Nguồn tapchinuoc.vn)

]]>
https://diennuocag.com.vn/viet-nam-han-quoc-hop-tac-nang-cao-nang-luc-nganh-nuoc/feed 0
Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu https://diennuocag.com.vn/giai-phap-chong-ngap-do-thi-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau https://diennuocag.com.vn/giai-phap-chong-ngap-do-thi-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau#respond Thu, 28 Nov 2024 01:07:15 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=877 Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Sáng 26/11, Hội thảo Việt-Nhật về các giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với BĐKH đã diễn ra tại Hà Nội.

Hội thảo do Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng); Tổng cục Cấp, thoát nước (Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản – MLIT) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức.

Dự Hội thảo có đại diện các Bộ, ngành Trung ương; Bộ MLIT; JICA; một số Sở Xây dựng, đơn vị thoát nước, doanh nghiệp và chuyên gia hai nước…

Phát triển đô thị và những thách thức đối với lĩnh vực cấp, thoát nước

Phát biểu tại Hội thảo, ông Tạ Quang Vinh – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. BĐKH và nước biển dâng đã có chiều hướng diễn biến phức tạp, dẫn đến tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị với cường độ ngày càng tăng, gây nhiều tổn thất về người và kinh tế.

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu- Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo

Ngoài ra, với khoảng 902 đô thị, những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra nhanh chóng dẫn đến việc hình thành nhiều khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn tập trung, kéo theo dân số đô thị tăng nhanh cũng mang lại không ít rủi ro như thiên tai và sự biến đổi về môi trường.

Trong bối cảnh đó, Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/4/2016 điều chỉnh định hướng thoát nước đến năm 2030 đã đặt mục tiêu phát triển thoát nước bền vững góp phần bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, có sự tham gia và giám sát của cộng đồng và hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương theo lưu vực sông, liên kết vùng; đồng thời có sự hợp tác với các nước trong khu vực nhằm bảo đảm thoát nước an toàn, hiệu quả, góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH và nước biển dâng.

Thực tế, từ năm 2010, Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ MLIT đã ký “Biên bản hợp tác trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải”, làm cơ sở cho hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ Cục Hạ tầng kỹ thuật xây dựng các chính sách thoát nước và xử lý nước thải, rà soát, đánh giá tình hình thoát nước, ngập úng đô thị và có định hướng dự án của JICA hỗ trợ nghiên cứu, khảo sát và triển khai thực hiện.

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu- Ảnh 2.

Ông Matsubara Hidenori – Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Cấp, thoát nước (Bộ MLIT)

Ông Matsubara Hidenori – Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Cấp, thoát nước (Bộ MLIT) cho biết, để thực hiện thỏa thuận hợp tác, phía Nhật Bản đã cử chuyên gia sang Việt Nam công tác từ năm 2009, trong đó đáng chú ý đã hỗ trợ Việt Nam nhiều kinh nghiệm thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến lĩnh vực thoát nước va xử lý nước thải.

Cũng theo ông Matsubara Hidenori, những năm gần đây, ngập lụt, BĐKH đã diễn ra trên toàn cầu, đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó hiệu quả. Đây cũng chính là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Nhật Bản và Việt Nam. Do đó việc chia sẻ, giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn và những công nghệ tiên tiến của Nhật Bản có thể đóng góp hữu ích cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Các biện pháp chống ngập úng tại đô thị thích ứng với BĐKH

Tại Hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp hai bên trao đổi kinh nghiệm thực hiện các dự án thoát nước, các biện pháp chống ngập úng tại một số đô thị của Việt Nam và Nhật Bản; giới thiệu giải pháp quản lý tài sản thông minh một số giải pháp kỹ thuật tiên tiến và được ứng dụng hiệu quả tại Nhật Bản trong việc kiểm soát ngập úng nhằm khắc phục nhanh sau mưa lũ trong bối cảnh BĐKH toàn cầu như hiện nay…

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu- Ảnh 3.

ThS Lê Thu Thuỷ – Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng).

Với chuyên đề “Tổng quan về quản lý thoát nước tại Việt Nam”, ThS. Lê Thu Thuỷ – Cục Hạ tầng kỹ thuật, cho biết, hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh. Nước mưa và nước thải sinh hoạt chảy chung, được xả trực tiếp ra các cống, kênh, rạch, sông ra biển.

Đến nay, toàn quốc có 82 nhà máy xử lý nước thải đô thị đang vận hành ở hơn 50 đô thị, với tổng công suất thiết kế khoảng 1,79 triệu m /ngày đêm; công suất vận hành thực tế khoảng gần 700.000 m /ngày đêm.

“Đáng chú ý, tình trạng ngập úng do mưa khu vực đô thị thường xuyên xảy ra tại các đô thị lớn từ những năm 2000; ngày càng trầm trọng về mức độ, tần suất và thời gian ngập kéo dài hơn từ giai đoạn sau năm 2010 đến nay và ngày càng phức tạp, khó lường hơn”, ThS Lê Thu Thuỷ nhấn mạnh.

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu- Ảnh 4.

GS.TS Nguyễn Việt Anh – Đại học Xây dựng Hà Nội.

Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Việt Anh – Đại học Xây dựng Hà Nội, nêu 7 thách thức trong thoát nước và chống ngập đô thị tại Việt Nam, cụ thể:

Nhận thức, ý thức của người dân đối với vấn đề thoát nước và xử lý nước thải chưa cao, chưa sẵn sàng thích ứng với BĐKH.

Tại nhiều đô thị, tỉ lệ đấu nối vào hệ thống thoát nước còn thấp; hầu hết các hệ thống thu gom nước thải đều là hệ thống chung; giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải quá thấp, không bù đắp được chi phí vận hành và bảo dưỡng…

Ngoài ra, mạng lưới thoát nước cũ, chắp vá; ô nhiễm đất, nước ngầm, nước mặt do nước thải phát tán; mưa ngập, triều cường ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt. Quy hoạch và quản lý quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải còn nhiều hạn chế. Việc lập và triển khai thực hiện dự án chống úng ngập, thoát nước và xử lý nước thải còn mất cân đối giữa các hợp phần của dự án; hợp phần xử lý bùn, thu hồi tài nguyên chưa được chú ý.

Ngoài ra, tình trạng thiếu nguồn tài chính để thực hiện các dự án thoát nước và xử lý nước thải đang diễn ra; không hấp dẫn tư nhân và khó xã hội hóa. Khả năng chống chịu, thích ứng còn hạn chế; chuyển đổi số còn chậm; chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu lập quy hoạch, thiết kế, vận hành quản lý hạ tầng thoát nước…

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu- Ảnh 5.

Ông Phạm Quang Quỳnh – Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng.

Ông Phạm Quang Quỳnh – Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng, chia sẻ về các giải pháp chống ngập tại TP Hải Phòng.

Theo đó, hệ thống thoát nước của đô thị Hải Phòng được hình thành từ lâu, đã có một số dự án đầu tư, mở rộng qua nhiều thời kỳ; tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% diện tích đô thị của 3 quận trung tâm.

Ngoài ra, hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, hệ thống được xây mới chủ yếu để giải quyết vấn đề ngập cục bộ trước mắt, chưa mang tính đồng bộ cao nên khả năng tiêu thoát nước mưa còn hạn chế.

Để khắc phục, Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý GIS và Trung tâm điều hành chống ngập, với việc số hóa toàn bộ hệ thống các đường ống, ga thoát nước, mương, hồ điều hòa… làm cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.

Đồng thời triển khai các giải pháp chống ngập cho các lưu vực, bổ sung và đưa vào vận hành một số trạm bơm nước mới, nâng công suất các trạm bơm hiện hữu; nạo vét bùn mương, hồ điều hòa; cải tạo một số tuyến cống chính; phân chia lưu vực thoát nước hợp lý; lắp đặt các sản phẩm thoát nước hiệu quả…

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu- Ảnh 6.

Ông Hasegawa Fumiaki – Giám đốc các dự án cấp, thoát nước nước ngoài (Bộ MLIT).

Chia sẻ về các dự án thoát nước, xử lý nước thải tại TP Yokohama, ông Hasegawa Fumiaki – Giám đốc các dự án cấp, thoát nước nước ngoài (Bộ MLIT) cho biết, tần suất mưa lớn đã tăng 40% ở Nhật Bản kể từ khoảng năm 1975 và tình trạng tương tự cũng diễn ra tại TP Yokohama.

Thành phố đã có các nỗ lực kiểm soát ngập lụt, với các giải pháp nhằm tạo hiệu quả sớm như: Phát triển tập trung cơ sở vật chất tại các khu vực được lựa chọn, kiểm soát nước mưa chảy tràn, giảm thiểu tác hại của thiên tai cùng với các biện pháp tự lực và phi vật chất nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ ngập lụt.

Đáng chú ý, từ năm 2021, TP Yokohama đã đề ra phương châm trị thuỷ, giải pháp phòng, chống ngập úng có sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp; hệ thống thoát nước được quan tâm xây dựng, áp dụng nhiều công nghệ vào chống ngập; có nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy trang bị hệ thống hạ tầng này.

Đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm trữ nước mưa, hệ thống thấm nước mưa; ứng dụng vật liệu làm đường có khả năng thấm nước mưa nhằm làm giảm lưu lượng nước chảy trên bề mặt trong thời gian ngắn…; tăng cường hệ thống máy bơm, trạm bơm.

Cuối cùng là giải pháp liên quan đến phần mềm, hệ thống ra đa quan sát mây, bản đồ theo dõi lưu lượng nước, và công bố công khai rộng rãi để nâng cao ý thức của cộng đồng và chủ động phòng chống thiên tai.

Ở phần thảo luận, các chuyên gia hai nước đã trao đổi nhiều nội dung, như vấn đề hoàn thiện hàng lang pháp lý cho lĩnh vực quản lý cấp, thoát nước; vấn đề huy động nguồn lực để xây dựng hạ tầng cấp, thoát nước; định hướng giải quyết các vấn đề lớn (kinh doanh, giá thành, thích ứng với BĐKH…).

Cùng với đó là các vấn đề về trách nhiệm của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp vào việc đầu tư hạ tầng cấp, thoát nước; vấn đề đấu nối hạ tầng từ nhà dân vào hệ thống thoát nước; mô hình hố gom nước mưa được áp dụng tại Nhật Bản…

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu- Ảnh 7.

Ông Tạ Quang Vinh – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) phát biểu kết luận.

Kết luận Hội thảo, ông Tạ Quang Vinh – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, đánh giá cao sự gắn kết giữa các bên suốt trong quá trình hợp tác; phát huy hiệu quả vào các vấn đề chuyên môn liên quan đến cấp, thoát nước.

“Hội thảo cũng giúp phía Việt Nam hiểu thêm về các giải pháp, công nghệ mới nhất của Nhật Bản trong lĩnh vực cấp, thoát nước có thể áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới”, ông Tạ Quang Vinh nhấn mạnh.

Ông Tạ Quang Vinh bày tỏ hy vọng, cùng với quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực quản lý cấp thoát nước, đặc biệt là lĩnh vực cấp nước và xử lý nước thải, làm cho lĩnh vực này theo kịp tốc độ phát triển đô thị, đáp ứng được nhu cầu xã hội, góp phần cải thiện môi trường sống tại Việt Nam.

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã giới thiệu một số dự án thoát nước, xử lý nước thải tiên tiến của Nhật Bản, như: Giải pháp bơm Torishima cho lũ lụt và biến đổi khí hậu; Hệ thống bơm kiểm soát lũ KUBOTA; Blitz-GIS: Giải pháp quản lý nước mưa và tài sản thông minh…

Nguồn: tapchixaydung.vn

]]>
https://diennuocag.com.vn/giai-phap-chong-ngap-do-thi-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau/feed 0
Công ty Cổ phần Điện nước An Giang trao 3 Mái ấm công đoàn https://diennuocag.com.vn/cong-ty-co-phan-dien-nuoc-an-giang-trao-3-mai-am-cong-doan https://diennuocag.com.vn/cong-ty-co-phan-dien-nuoc-an-giang-trao-3-mai-am-cong-doan#respond Wed, 20 Nov 2024 01:06:05 +0000 https://diennuocag.com.vn/?p=770 Ngày 19/11, Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang phối hợp Công đoàn Công ty Cổ phần Điện nước An Giang tổ chức bàn giao 3 Mái ấm công đoàn cho đoàn viên công ty thuộc các xí nghiệp điện nước Châu Phú, Châu Thành và TP. Long Xuyên.

Trao 3 Mái ấm công đoàn cho đoàn viên Công ty Cổ phần Điện nước An Giang

Trao tặng nhiều phần quà cho các gia đình

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Nguyễn Hữu Giang, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Điện nước An Giang Phan Hữu Quốc Việt tham dự.

Căn nhà đầu tiên được trao cho bà Nguyễn Thanh Mai (nhân viên thu ngân Xí ngiệp Điện nước huyện Châu Thành). Căn nhà có tổng diện tích xây dựng 84m2, trị giá 200 triệu đồng. Căn nhà thứ 2 trao cho anh Nguyễn Minh Quốc (Xí nghiệp cấp nước TP. Long Xuyên), tổng diện tích xây dựng 80m2, trị giá 150 triệu đồng. Căn nhà thứ 3 trao cho ông Phạm Hồng Kỳ (Xí ngiệp Điện nước huyện Phú Tân), tổng diện tích xây dựng 80m2, trị giá 150 triệu đồng.

3 căn nhà được trao cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/căn nhà từ nguồn Quỹ Hỗ trợ đoàn viên, người lao động tỉnh An Giang.

Tại lễ bàn giao, Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn Công ty Cổ phần Điện nước An Giang, Công đoàn cơ sở các Xí nghiệp Điện nước Châu Thành, Châu Phú và TP. Long Xuyên đã tặng nhiều phần quà thiết yếu cho các gia đình, chúc các gia đình được hỗ trợ Mái ấm công đoàn “an cư lạc nghiệp”, an tâm công tác.

HẠNH CHÂU

(Nguồn báo An Giang)

]]>
https://diennuocag.com.vn/cong-ty-co-phan-dien-nuoc-an-giang-trao-3-mai-am-cong-doan/feed 0